Vai trò của ao lắng trong nuôi tôm
15:45 - 26/06/2018
Lời giải cho bài toán khó tôm chết sớm (EMS/AHPNS)
Tôm sú bố mẹ
Tình hình sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận: Cơ hội mới cho sản xuất tôm giống
Khi con tôm có giá trị cũng là lúc nghề nuôi tôm phát triển rộng khắp, nhất là tại các vùng ven biển, đầm, phá nước mặn. Trong vài năm qua tại một số vùng nuôi tôm, do chưa nắm vững kỹ thuật nuôi nên đã xảy ra tình trạng dịch bệnh, gây thiệt hại cho người nuôi. Một nguyên nhân là do người nuôi dẫn nước trực tiếp từ ngoài vào, không qua hệ thống ao lắng để xử lý mầm bệnh trước khi cung cấp cho ao nuôi chính.
Theo một số chuyên gia kỹ thuật của viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 2, ao trữ lắng được xem là một yêu cầu kỹ thuật bắt buộc trong nuôi tôm, nhất là nuôi tôm theo mô hình bán nông nghiệp và công nghiệp . Nước được lắng trong ao trước hết sẽ giảm số lượng mầm bệnh và tính độc hại cuả những hoá chất dùng trong việc xử lý nước trước khi dùng cung cấp cho ao nuôi . Trong trường hợp người nuôi sử dụng hoá chất Chlorine, ao trữ sẽ hấp thu phần lớn hoá chất này. Còn nếu sử dụng trực tiếp hoá chất này trong ao nuôi sẽ tích tụ tại nền đáy, kết hợp với một số chất hữu cơ từ phân thải cuả vật nuôi và thức ăn sẽ tạo thành hợp chất chlo hữu cơ độc hại cho các loài thuỷ sản, nhất là con tôm vốn nhạy cảm với hoá chất này.
Nước phải chứa một tuần trước khi qua sử dụng , nếu không sử dụng hoá chất xử lý. Còn xử lý Chlorine phải lắng trên 3 ngày, nếu xử lý Glutadiadehyde (GDA) phải lắng trên 12 giờ. Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia khuyên rằng nếu ao nuôi có diện tích 1.500 m2 thì ao lắng là 600 m2. Một thông số hợp lý là ao lắng có diện tích bằng 30-50% diện tích ao nuôi.
Sử dụng ao trữ lắng nhằm quản lý chặt chẽ chất lượng nước trước khi cấp nước vào ao nuôi chính. Chỉ lấy nước vào ao chính khi kiểm tra nguồn nước phù hợp với nước ao nuôi.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp thì vai trò của ao lắng càng quan trong hơn trong việc ngăn ngừa mầm bệnh lây lan từ bên bên ngoài vào ao nuôi. Bên cạnh đó ao lắng ngày càng được sử dụng nhiều trong nuôi trồng thủy sản để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và thô từ nguồn nước cấp và kênh mương thoát nước.