Luân trùng Rotifer

Luân trùng Rotifer

09:01 - 07/07/2018

Quy trình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh - bán thâm canh
Sự cần thiết của một số khoáng chất thiết yếu cho sự sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng
Kiểm soát và ước tính lượng thức ăn cho tôm thẻ

Tầm quan trọng của thức ăn tự nhiên_ Rotifer trong dinh dưỡng cho tôm giống

Rotifer - luân trùng - là loại thức ăn không thể thiếu trong giai đoạn đầu phát triển của ấu trùng các loài tôm, cá, cung cấp đủ về số lượng và chất lượng (dinh dưỡng cao và sạch bệnh) cho nhu cầu ương nuôi các giống loài thủy sản.

 

Ngày nay, theo xu hướng phát triển của thế giới thì hầu hết các ngành nghề đều được cải thiện và phát triển. Từ y học, công nghiệp cho đến nông nghiệp. Trong đó không thể bỏ qua sự phát triển mạnh mẽ của thuỷ sản. Chính sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản nó đã góp phần khá quan trọng vào nền kinh tế của nước ta. Với xu hướng phát triển như hiện nay thì nhu cầu con giống là vấn đề cấp bách và nan giải. Trong sản xuất giống thủy sản, thức ăn tự nhiên đóng vai trò quan trọng, nó có thể quyết định sự thành công trong quá trình ương nuôi nhiều loài động vật thủy sản. Bởi vì tất cả các loài động vật thủy sản trong giai đoạn đầu của quá trình ương nuôi (sau khi nở từ trứng ra) đều ăn chung một loại thức ăn đó là động thực vật phù du – những sinh vật nhỏ có giá trị dinh dưỡng cao, có kích cỡ phù hợp với cỡ miệng của ấu trùng tôm cá. Đây là hiện tượng độc đáo và rất hấp dẫn về khía cạnh thức ăn. Ấu trùng tôm, cá sau khi hết noãn hoàn rất khó ăn thức ăn công nghiệp do cơ thể có những đặc điểm như: kích thước nhỏ (miệng nhỏ), mỏng manh, các cơ quan chưa phát triển đầy đủ: mắt, cơ quan cảm ứng hoá học, hệ thống tiêu hoá (ống tiêu hoá ngắn, enzyme tiêu hoá chưa đầy đủ). Vì vậy chúng cần được cung cấp nguồn thức ăn dễ tiêu: chứa phần lớn các amino acid tự do, oligopeptid, các enzyme tiêu hoá có khả năng tự phân huỷ các hạt thức ăn và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển mà trong đó thức ăn tự nhiên có thể đáp ứng được yêu cầu đó.


Ngày nay mặc dù có nhiều kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất thức ăn nhân tạo cho ấu trùng, nhưng những thức ăn tự nhiên như: vi tảo, luân trùng, giáp xác râu ngành, artemia, trùn chỉ…. Vẫn được xem là thức ăn vô cùng quan trọng và có tiềm năng rất lớn trong sản xuất giống. Luân trùng là một trong những thức ăn quan trọng đảm bảo sự thành công trong quá trình sản xuất giống các loài thuỷ sản nước ngọt, lợ, mặn. Do có các đặc điểm nổi bật như:


- Nguồn sẵn có với số lượng lớn (phân bố tự nhiên trong thủy vực)   

 

- Kích thước nhỏ (50-350 µm)   

 

- Bơi lội chậm chạp, lơ lững trong tầng nước. 

 

 - Tính chịu đựng cao với môi trường sống (chịu đựng được môi trường khắc nghiệt, rộng muối, nuôi mật độ cao,...)   

 

- Sức sinh sản cao, tốc độ sinh sản nhanh.   

 

- Ăn lọc không chọn lọc => giàu hoáNên chúng trở thành con mồi thích hợp cho ấu trùng cá vừa mới hết noãn hoàng không thể ăn được các loại thức ăn có kích cỡ lớn.

 

 Vai trò, ý nghĩa, giá trị dinh dưỡng của luân trùng


- Sử dụng trong ương nuôi 60 loài cá và 18 loài giáp xác.   

 

- Có thể cho ăn tươi sống hay đông lạnh.   

 

- Cung cấp dinh dưỡng (chủ yếu là protein, giá trị dinh dưỡng của LT phụ thụ vào thức ăn của chúng) cho ấu trùng mới bắt đầu bắt mồi.   

 

- Là vật trung gian để giàu hoá dinh dưỡng cho ấu trùng do tính ăn lọc thụ động của chúng. 


luan trungtrung cho tom anaf

- Giá trị dinh dưỡng của luân trùng phụ thuộc vào thức ăn mà chúng sử dụng, khi lượng thức ăn tăng lên thì hàm lượng đạm trong cơ thể luân trùng cũng tăng lên nhưng thành phần các amino acid hầu như không bị ảnh hưởng bởi loại thức ăn và tỉ lệ cho ăn. Hàm lượng đạm của luân trùng dao động từ 28 đến 63%.Hàm lượng chất béo của luân trùng cũng thay đổi rất lớn từ 9-28% khối lượng khô. Đặc biệt khi cho luân trùng ăn bằng tảo Chlorella, hàm lượng tổng acid béo cao phân tử không no (HUFA) cao chiếm khoảng 28% tổng chất béo, trong đó DHA và EPA  chiếm tỉ lệ đáng kể. DHA và EPA là những acid béo cần thiết cho quá trình phát triển của ấu trùng tôm, cá và ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của chúng trong suốt quá trình ương nuôi.


Luân trùng được cho ăn bằng tảo chứa đầy đủ các vitamin có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của ấu trùng tôm cá. Hàm lượng vitamin phụ thuộc vào nguồn thức ăn mà luân trùng sử dụng; vitamin tan trong dầu như A, D, E tăng lên đáng kể khi cho luân trùng ăn bằng tảo Isochrysis trong khi vitamin C, B1, B12có nhiều trong luân trùng sử dụng tảo Chlorella làm thức ăn.

 

- Hàm lượng dinh dưỡng của luân trùng không những phụ thuộc vào nguồn thức ăn mà còn phụ thuộc vào điều kiện nuôi và giai đoạn phát triển của quần thể luân trùng; phụ thuộc vào tình trạng “no, đói” của luân trùng.   

 

- Mặt khác, để tăng giá trị dinh dưỡng trong luân trùng người ta còn sử dụng phương pháp làm giàu hóa bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như tảo, dung dịch giàu HUFA như dầu cá, dầu gan mực hoặc vitamin.

 

Ứng dụng trong sản xuất giống thủy sản

 

- Việc nuôi và sử dụng các sinh vật  làm thức ăn này đã được nghiên cứu lâu đời ở nhiều nước và ngày nay đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Ở nhiều nước như Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan nuôi luân trùng đã trở thành nghề nuôi thương phẩm.
 

+ Ở Nhật Bản, Brachionus plicatilis lần đầu tiên được Katashi (1995) nghiên cứu và phát hiện ra như một loại thức ăn lý tưởng cho ấu trùng cá biển Agu. Hiện nay nuôi sản xuất Brachions plicatilis dòng S và dòng L là mục tiêu của nghề nuôi cá Pagrus major, Japanese flounder… với qui mô sản xuất lớn, nuôi luân trùng ở trung tâm nuôi cá có thể đạt được 4 – 8 triệu con/ngày, năng suất trung bình 30 con/ml/ngày .     

 

+ Ở Hoa Kỳ, tuy nghề nuôi luân trùng có phát triển nhưng đến nay vẫn còn ở qui mô thí nghiệm, chủ yếu phục vụ cho ương nuôi các loài cá đối, cá măng… sản lượng nuôi mỗi ngày thường đạt 100 – 500 triệu con, năng suất trung bình 25.7 – 75 cá thể/ml/ngày.       

 

+ Ở Trung Quốc, hầu hết các nghiên cứu về luân trùng Brachionus làm thức ăn cho ấu trùng cá biển được tiến hành từ năm 1980. Đến nay, nuôi luân trùng với qui mô lớn là mục tiêu của nghề nuôi cá chẽm, năng suất bình quân 10 cá thể/ml/.     

 

+ Ở Đài Loan, nghề nuôi luân trùng đã trở thành nghề nuôi thương phẩm phục vụ cho việc sản xuất của 11 loài cá biển, năng suất là 12 cá thể/ml/ngày.     

 

+ Sản xuất luân trùng ở Thái Lan cũng được báo cáo năm 1991 với số lượng 166 triệu con/ngày và năng suất là 30 cá thể/ml/ngày.   

 

+ Ở Singapore, việc sử dụng luân trùng Brachionus calyciflorus trong các hệ thống nuôi cá ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn, chúng có thể là thức ăn quan trọng cho cá bột và nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng.     

 

+ Ở những vùng nước có độ mặn vừa thì luân trùng Brachionus plicatilis là thức ăn cho ấu trùng của các loài cá biển và các loài giáp xác.       

 

+ Ở Việt Nam, Luân trùng đặc biệt được xem là thức ăn tự nhiên quan trọng cho ấu trùng các loài tôm cá có giá trị kinh tế cao như ấu trùng cua, tôm càng xanh,cá bống tượng, cá chẽm, cá đối, cá mú .....

 

- Trong quá trình sử dụng luân trùng, cần chú ý đến điều kiện phù hợp nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của chúng, chọn thời điểm cho ăn thích hợp với giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm cá. Ví dụ: đối với cá bơn (Scophthalmus maximus) từ 4 ngày tuổi đến 13 ngày tuổi, cá mùi đỏ (Pagrus pagrus) từ 3 đến 17 ngày tuổi cần phải cung cấp thức ăn là luân trùng. Ương cá thu (Gadus morhua) bột từ 3 – 16 ngày tuổi bằng luân trùng sẽ nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng cá từ 44,8-67,2%.

 

Tóm lại, luân trùng là loại thức ăn không thể thiếu trong giai đoạn đầu phát triển của ấu trùng các loài tôm, cá, cung cấp đủ về số lượng và chất lượng (dinh dưỡng cao và sạch bệnh) cho nhu cầu ương nuôi các giống loài thủy sản.